Khó khăn trong việc bao tiêu sản phẩm dứa ở Mường Chà

Update 16 - 01 - 2021
100%

Những năm gần đây, thấy hiệu quả kinh tế rõ rệt từ cây dứa đem lại so với những cây trồng khác, người dân huyện Mường Chà đã không ngừng mở rộng diện tích trồng dứa.

Từ vài héc ta ban đầu, đến nay diện tích dứa của huyện đã tăng lên 190ha. Tuy nhiên việc bao tiêu cho sản phẩm dứa trên địa bàn vẫn gặp những khó khăn nhất định.

          Do thích hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng nên cây dứa ở Mường Chà được đánh giá có chất lượng tốt, quả thom ngon. Đặc biệt so với các loại cây trồng khác, dứa là loại cây dễ trồng, mất ít công chăm sóc, lại cho thu nhập cao hơn, do vậy cây dứa được coi là cây trồng chủ lực của bà con nông dân.

         Ông Bùi Tuấn Thanh, Phó phòng NN và PTNT huyện Mường Chà cho biết: “Trên địa bàn huyện Mường Chà cây dứa được coi là cây trồng chủ lực để xóa đói gảm nghèo. Tuy nhiên hiện nay sản phẩm từ cây dứa mới chỉ bán nhỏ lẻ cho các tỉnh lân cận như Sơn La, Hòa Bình nên đầu ra chưa ổn định.”

           Nhận thấy trồng dứa cho thu nhập cao hơn các loại cây trồng khác, nên thời gian qua diện tích dứa trên địa bàn huyện Mường Chà tăng mạnh. Chất lượng dứa cũng đảm bảo đạt tiêu chuẩn ViatGAP, tuy nhiên về tiêu chuẩn trọng lượng không đồng đều. Các thương lái từ các tỉnh khác đến thu mua đòi hỏi yêu cầu quả dứa phải đạt trọng lượng từ 1kg/ quả trở lên.

            Hiện nay, để giải quyết vấn đề bao tiêu cho sản phẩm dứa, thì đòi hỏi sản phẩm dứa ở Mường Chà phải đảm bảo cả về chất lượng lẫn tiêu chuẩn. Chính vì vậy, bài toán đặt ra hiện nay là cần phải đầu tư cho cây dứa phát triển theo mô hình chuỗi thực phẩm an toàn, đặc biệt là người trồng dứa phải tuân thủ và thực hiện nghiêm ngặt các quy trình, thì quả dứa mới phát triển to, đều. Tuy nhiên để làm được điều này, rất cần sự quan tâm, hỗ trợ của Nhà nước về vốn để bà con nông dân mua phân bón, chăm sóc cây dứa.

           Ông Lê Thanh Tâm, Chủ nhiệm Hợp tác xã Na Sang- huyện Mường Chà cho biết: “ Bản thân tôi đã tự bỏ tiền để đi xuống Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, vào các công ty chế biến để mời gọi người ta bao tiêu sản phẩm dứa cho bà con nơi đây. Nhiều công ty đã ký hợp đồng mua dứa nhưng họ lại yêu cầu mỗi tuần phải cấp cho họ từ 50 – 70 tấn, quả phải từ 1kg trở lên. Chúng tôi cũng hướng dẫn bà con trồng theo phương pháp Việt – Gáp nhưng chỉ được chất lượng thôi, còn cân nặng và số lượng thì không đảm bảo bởi lẽ bà con nơi đây không có tiền để đầu tư phân bón cho cây dứa.”

Hợp tác xã Na Sang thu mua dứa cho người dân ( ảnh KT)

           Để đầu ra cho sản phẩm dứa ổn định, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ, đặc biệt là đáp ứng theo chủ trương của tỉnh là mỗi xã có một sản phẩm chủ lực thì rất cần có các chủ trương, chính sách của tỉnh cũng như của huyện để xây dựng mô hình chuỗi liên kết sản xuất cây dứa, để cây dứa thực sự là một trong những loại cây trồng chủ lực trong xóa đói giảm nghèo tại huyện Mường Chà.

TG: NQA

°
1492 người đang online