DỰ BÁO VÀ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ SINH VẬT GÂY HẠI TRÊN CÂY TRỒNG VỤ ĐÔNG 2017

Update 11 - 10 - 2017
100%

I. XU HƯỚNG THỜI TIẾT VÀ CÂY TRỒNG

          1. Thời tiết:

          Theo nhận định của Trung tâm dự báo Khí tượng thủy văn trung ương, xu hướng thời tiết vụ Đông năm 2017.

- Nền nhiệt độ trung bình từ tháng 9 - 12/2017 phổ biến ở mức cao hơn trung bình nhiều năm (TBNN) từ 0,5 - 1,00C, từ tháng 12/2017 - 2/2018 có khả năng xuất hiện các đợt rét đậm, rét hại cùng sương muối.

- Lượng mưa từ tháng 10 - 12/2017 phổ biến ở mức thấp hơn TBNN khoảng 15 - 30%, lượng mưa có xu hướng tăng vào các tháng đầu năm 2018.

Như vậy, vụ đông năm 2017 thời tiết ấm, có thể xảy ra tình trạng khô hạn đầu vụ và mưa nhiều cuối vụ gây ảnh hưởng bất thuận cho cây trồng, kết hợp sương mù vào sáng sớm tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tượng sâu bệnh xuất hiện và gây hại.

          2. Cây trồng:

          Cây trồng vụ đông 2017 chủ yếu là: Đậu Tương, Lạc, Khoai tây và các loại rau màu (trồng rải rác ở các xã ). Trồng trên đất bãi thấp, trên đất ruộng một vụ, đất bãi phù sa ven sông suối.

 

Cây trồng

Diện tích

(ha)

Giống

Phân bố chủ yếu

Cây Ngô Thu Đông

40

Nếp Lù, 885…

Na Sang, mường Mươn.

Cây Đậu Tương

420,6

DT 99, DT 84…

Sá Tổng, Na Sang.

Cây Lạc

110,2

L14, L26…

Cây Khoai tây

5

SuLaSa

Mường Tùng.

II./ DỰ BÁO TÌNH HÌNH SINH VẬT GÂY HẠI

          1. Cây Đậu Tương:

          1.1. Sâu đục thân

          Giòi đục thân gây hại trên cây đậu đỗ từ khi cây có 2 lá đơn. Sự gây hại của Giòi ở giai đoạn 2 - 3 lá có thể làm cây chết hàng loạt. Dự báo tỷ lệ hại trung bình 5 - 7%, cao 15 - 20%, cục bộ trên 30% cây.

          1.2. Sâu cuốn lá

          Phát sinh thuận lợi trong điều kiện ẩm độ, nhiệt độ cao. Mật độ của sâu tăng nhanh và gây hại lớn nhất vào thời kỳ cây 4 - 6 lá kép và quả đang phát triển. Dự báo mật độ trung bình 3 - 5 con/m2, cao 10 - 15 con/m2.

          1.3. Sâu đục quả đậu tương                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                   

          Trưởng thành của Sâu Đục quả thường đẻ trứng vào cuống hoa giai đoạn cây Đậu tương ra hoa - quả non, sau khi nở sâu đục khoét vỏ quả và cắn hạt. Mật độ trung bình 3 - 5 con/m2, cao 10 con/m2.

          1.4. Chuột hại

          Hại tập trung trong giai đoạn quả non - thu hoạch. Tỷ lệ hại trung bình 3 – 5 % cây, cao 10 - 15 % cây.

          Ngoài ra các đối tượng Sâu khoang, bệnh gỉ sắt, bệnh lở cổ rễ gây hại nhẹ rải rác.

          2. Cây Ngô:

          2.1. Sâu ăn lá

          Gây hại thời kỳ ngô 2 - 5 lá đến trỗ cờ. Mật độ phổ biến 1 - 3 con/m2, cao 7 - 10 con/m2, cục bộ > 15 con/m2.

          2.2. Sâu Xám

          Gây hại thời kỳ cây con, hại nặng ở những chân ruộng ven suối, đất pha cát, chân ruộng vàn cao. Chúng gây khuyết cây trên đồng ruộng, ảnh hưởng trực tiếp tới mật độ cây và năng suất của ruộng Ngô sau này. Mật độ trung bình 0,5 - 2 con/m2, cao 4 con/m2.

          2.3. Sâu đục thân, đục bắp Ngô

          Thường gây hại giai đoạn Ngô xoáy nõn đến chín sáp. Sâu đục và hại thân gây héo, chết cây con hoặc hại bắp khi Ngô chín sữa - chắc hạt. Sâu đục từ đầu đến giữa bắp Ngô. Mật độ trung bình 1 - 3 con/m2, cao 5 con/m2, cục bộ 10 - 15 con/m2.

          2.4. Rệp hại ngô

          Gây hại chủ yếu ở giai đoạn xoáy nõn - trỗ cờ phun râu. Rệp hại trực tiếp làm giảm hiệu quả tạo hạt (chột cờ, thụ phấn kém), đồng thời có khả năng lây truyền một số bệnh Virut hại Ngô. Tỷ lệ hại trung bình 15 - 20%, cao 30% số cây.

          2.5. Bệnh khô vằn:

           Bệnh gây hại chủ yếu giai đoạn cuối vụ làm ảnh hưởng đến năng suất Ngô. Tỷ lệ hại trung bình 15 - 20%, cao 50% số cây.

          Ngoài ra các đối tượng Sâu Gai, bệnh gỉ sắt, bệnh đốm lá,... gây hại nhẹ rải rác.

3. Cây Lạc.

3.1. Sâu xám:  Là đối tượng gây hại chính ở thời kỳ cây con, sâu thường cắn trụi lá đến cắn đứt ngang cây lạc lúc vừa mới mọc làm đứt khoảng, giảm mật độ lạc trên ruộng. Mật độ Trung bình 1 – 5 con/m2 nơi cao 10 con/m2, cục bộ 15 - 20con/m2.

3.2. Sâu Khoang: Phát sinh gây hại trong suốt qúa trình sinh trưởng của lạc, sâu cắn khuyết đến trụi lá làm ảnh hưởng đến sinh trưởng của lạc, sâu gây hại nặng ở giai đoạn lạc ra hoa trở đi, Mật độ Trung bình 10 – 15 con/m2 nơi cao 25 con/m2

3.3. Bệnh lở cổ rễ. Bệnh gây hại chủ yếu ở thời kỳ cây con, khi mưa nhiều, độ ẩm cao. Bệnh gây hại ở phần cổ rễ, rễ, gốc thân nơi tiếp giáp với mặt đất bị thâm đen, cây héo dần và bị chết. Tỷ lệ hại trung bình 1 -  5%, cao 15 - 20% số cây.

Ngoài ra các đối tượng khác như  Sâu cuốn lá, Rệp, chuột,... gây hại nhẹ.

4. Cây Khoai tây

          4.1. Bệnh héo xanh: Đây là bệnh do Vi khuẩn gây ra, lây lan qua vết thương cơ giới, nước tưới. Phát sinh gây hại mạnh giai đoạn phân cành trở đi. Thường hại nặng giai đoạn Khoai tây hình thành củ, quả. Tỷ lệ hại trung bình 3 - 5%, cao 15%, cục bộ 40%.

          4.2 Sâu xám: Gây hại chủ yếu ở thời kỳ cây con, sau đặt củ giống từ 10 - 15 ngày, ảnh hưởng đến mật độ cây trên đồng ruộng. Mật độ Trung bình 1 con/m2 nơi cao 5 con/m2, cục bộ trên 10 con/m2..

          4.3 Bệnh mốc sương mai: Là đối tượng bệnh hại chính, thường gây hại nghiêm trọng trên ruộng Khoai tây. Diễn biến của bệnh liên quan chặt chẽ với điều kiện thời tiết. Bệnh phát triển mạnh khi nhiệt độ thấp, có sương muối về đêm và sáng. Tỷ lệ bệnh hại trung bình 20 - 30%, cao 60% số lá. Chú ý giai đoạn giữa vụ đến cuối vụ      Ngoài ra cần chú ý các đối tượng khác như: Bọ phấn, Sâu Xanh đục quả, Rệp...

III. Chủ trương và giải pháp thực hiện.

Để đảm bảo an toàn sản xuất cây vụ Đông 2017 trước sự biến đổi của thời tiết và diễn biến phức tạp của sâu, bệnh. Trạm Bảo vệ thực vật đề nghị UBND các xã, thị trấn phối hợp thực hiện các nội dung:

1. Cần phát huy vai trò đội ngũ khuyến nông viên cơ sở, để phổ biến các tiến bộ kỹ thuật, biện pháp phát hiện và hướng dẫn phòng trừ sâu bệnh hại.

Theo dõi chặt chẽ sâu bệnh hại, phát hiện sớm, ngăn chặn kịp thời không để cho sâu bệnh phát sinh gây hại mạnh ảnh hưởng tới năng suất và chất lượng.

2. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền hướng dẫn kỹ thuật từ đầu vụ để nông dân biết và áp dụng đúng quản lý dịch hại tổng hợp (IPM), thực hành nông nghiệp tốt (GAP cơ bản),… trong sản xuất để hạn chế sinh vật gây hại với phương châm phòng là chính.

Khuyến cáo nông dân chú trọng sử dụng các loại thuốc sinh học, thảo mộc và thuốc ít độc hại; áp dụng nguyên tắc 4 đúng khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, đặc biệt phải đảm bảo thời gian cách ly khi thu hoạch.

3. Chủ động kế hoạch sản xuất, cần tuyên truyền hướng dẫn nông dân sử dụng phân bón cân đối hợp lý. Sử dụng đúng loại phân NPK hỗn hợp, NPK chuyên dùng chuyên lót, chuyên thúc. Bón phân nên theo nguyên tắc lót sâu, thúc sớm và nặng đầu, nhẹ cuối.

             4. Thực hiện tốt công tác quản lý buôn bán thuốc BVTV theo quy định.

Thứ 4 Ngày 19/2/2020, 10:13:24 PM

Chỉ đạo điều hành

Công khai gửi nhận văn bản

Tình hình giải quyết hồ sơ

°
912 người đang online