Nhiệm vụ trọng tâm về công tác trẻ em năm 2022 trên địa bàn tỉnh Điện Biên

Update 09 - 03 - 2022
100%

Ngày 03/3/2022, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Điện Biên đã ban hành văn bản số: 464/SLĐTBXH-TE&BĐG về việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm công tác trẻ em năm 2022

Ngày 03/3/2022, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Điện Biên đã ban hành văn bản số: 464/SLĐTBXH-TE&BĐG về việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm công tác trẻ em năm 2022.

Theo đó, Sở Lao động – Thương binh Xã hội đề nghị Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tập trung chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện 10 nhiệm vụ trọng tâm về công tác trẻ em năm 2022, gồm:

Một là, xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện hiệu quả các nghị quyết, chương trình, đề án, kế hoạch của địa phương để thực hiện pháp luật, chính sách về bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em, giải quyết các vấn đề về trẻ em: Tổng kết, đánh giá 10 năm thực hiện Chỉ thị số 20-CT/TW ngày 05/12/2012 của Bộ Chính trị về “tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em trong tình hình mới”; đề xuất và triển khai các nội dung cần tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng để thực hiện quyền trẻ em phù hợp với tình hình thực tiễn trước mắt và lâu dài, tạo môi trường sống an toàn, lành mạnh, thân thiện cho mọi trẻ em.

 Hai là, tăng cường trách nhiệm của các cấp, các ngành, nhất là trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương trong việc chỉ đạo, quản lý và thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về quyền trẻ em; tập trung giải quyết các vấn đề về trẻ em, các vụ việc vi phạm quyền trẻ em. Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị quản lý nhà nước, cơ quan tư pháp, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội trong phòng ngừa, phát hiện, hỗ trợ, can thiệp, xử lý các vụ việc xâm hại trẻ em; phòng, chống bạo lực gia đình, bạo lực trong trường học; phòng, chống tai nạn, thương tích, đặc biệt là đuối nước ở trẻ em; chăm sóc sức khỏe tâm thần; phát triển toàn diện trẻ em trong những năm đầu đời.

Ba là, đẩy mạnh và đổi mới các hoạt động truyền thông, phổ biến giáo dục pháp luật, kiến thức, kỹ năng thực hiện quyền trẻ em, bổn phận của trẻ em phù hợp với từng nhóm đối tượng; chú trọng truyền thông trực tiếp nhằm bảo đảm các thông tin, sản phẩm truyền thông; thông tin về Tổng đài điện thoại quốc gia 1650 09/03/2022 2 bảo vệ trẻ em (Tổng đài 111) và các dịch vụ bảo vệ trẻ em tại địa phương đến từng gia đình, lớp học, cộng đồng dân cư và trẻ em.

Bốn là, ưu tiên bố trí nhân lực để củng cố, phát triển hệ thống dịch vụ bảo vệ trẻ em, bảo đảm hỗ trợ, can thiệp kịp thời đối với trẻ em trong trường hợp khẩn cấp; làm tốt công tác phòng ngừa, hướng dẫn việc phát hiện, thông báo, tố giác hành vi xâm hại trẻ em, trẻ em có nguy cơ bị xâm hại đến Tổng đài 111 và các cơ quan có thẩm quyền. Triển khai, nhân rộng các mô hình về bảo vệ, chăm sóc trẻ em.

Năm là, phát triển mạng lưới xã hội bảo vệ trẻ em với sự tham gia của các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, bưu điện xã, Bộ đội Biên phòng...; tăng cường tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về bảo vệ, chăm sóc trẻ em cho đội ngũ cán bộ, cộng tác viên làm công tác trẻ em, thành viên của tổ chức phối hợp liên ngành các cấp, đặc biệt là cấp xã và hội viên của tổ chức, đơn vị tham gia mạng lưới bảo vệ trẻ em. Đối với các huyện dự án do Tổ chức Tầm nhìn thế giới quốc tế tại Việt Nam, Tổ chức trẻ em Rồng xanh tài trợ, tăng cường sự phối hợp với Chương trình phát triển vùng để triển khai thực hiện các mục tiêu bảo vệ trẻ em; can thiệp hỗ trợ trẻ em bị bạo lực, xâm hại, bị mua bán….

Sáu là, bố trí ngân sách địa phương để thực hiện các chương trình, đề án, kế hoạch, mô hình về công tác trẻ em. Vận động và sử dụng hiệu quả, minh bạch nguồn lực từ ngân sách và nguồn vận động, từ thiện từ các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước cho trẻ em, hỗ trợ trẻ em mồ côi, trẻ em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt do Covid-19, hỗ trợ, cải thiện tình trạng sức khỏe, dinh dưỡng, hỗ trợ đồ ấm cho trẻ em các xã đặc biệt khó khăn thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi theo Quyết định số 588/QĐ-TTg ngày 17/5/2019 của Thủ tướng Chính phủ.

Bảy là, triển khai kiểm tra, thanh tra công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em; kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm quyền trẻ em. Kiểm tra, thanh tra tất cả các cơ sở trợ giúp xã hội, các quỹ từ thiện có hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng, hỗ trợ trẻ em của địa phương.

Tám là, triển khai Tháng hành động vì trẻ em năm 2022 với chủ đề “Chung tay bảo vệ trẻ em hãy lên tiếng phòng, chống xâm hại, bạo lực trẻ em”. Tăng cường công tác phối hợp giữa ngành Lao động - Thương binh và Xã hội với các ngành: Công an; Văn hóa, Thông tin; Giáo dục và Đào tạo; Y tế; các tổ chức chính trị - xã hội và các cơ quan, tổ chức có liên quan tại địa phương trong thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ứng phó để bảo vệ trẻ em kịp thời, hiệu quả, nhất là trong gia đình và cơ sở giáo dục.

Chín là, thực hiện đánh giá và công nhận Xã, phường, thị trấn phù hợp với trẻ em theo Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 03/01/2019 của Thủ tướng Chính phủ; nhân rộng phong trào “Toàn dân chăm sóc, giáo dục, bảo vệ trẻ em” gắn tiêu chí về thực hiện quyền trẻ em với đánh giá nông thôn mới, đô thị văn minh trong cuộc vận động “Xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” đến từng địa bàn dân cư; Rà soát, xác thực thông tin, dữ liệu trẻ em và duy trì cập nhật lên phần mềm quản lý thông tin trẻ em.

Mười là, triển khai thu thập chỉ tiêu thống kê, báo cáo theo quy định (theo Thông tư số 13/2021/TT-BLĐTBXH ngày 30/9/2021 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội).

                                                                                                                                                                                                                                                                      Tin: HT

Tin mới nhất

Ngân hàng Chính sách hội Huyện Mường Chà triển khai huy động gửi tiết kiệm (27/03/2024 5:17 CH)

Ứng dụng Công nghệ số trong quản lý, bảo vệ rừng ở Mường Chà(15/03/2024 11:35 CH)

BHXH huyện Mường Chà thực hiện hiệu quả Đề án 06 của Chính Phủ(15/03/2024 11:19 CH)

Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Mường Chà nâng cao chất lượng hoạt động Tổ tiết kiệm và vay vốn(28/02/2024 4:36 CH)

Tiếp tục nâng cao chất lượng tín dụng chính sách phục vụ nhân dân(23/01/2024 10:28 CH)

Công đoàn NHCSXH tỉnh Điện Biên tặng quà tết tại xã Nậm Nèn(23/01/2024 10:24 CH)

Ngân hàng Chính sách xã hội huyện tổ chức họp giao ban với các hội đoàn thể nhận ủy thác(22/01/2024 11:48 CH)

HĐND huyện Mường Chà thông qua 13 Nghị quyết, lấy phiếu tín nhiệm đối với 19 người giữ chức vụ do...(22/12/2023 12:20 SA)

Chi cục thế Mường Chà - Mường Lay ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý(14/12/2023 10:49 CH)

Khai mạc Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời năm 2023, chủ đề "Xây dựng năng lực tự học trong kỷ...(02/10/2023 5:38 CH)

Mường Chà tổ chức Hội nghị tổng kết năm học 2022-2023 và triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm...(30/08/2023 5:14 CH)

Tiếp tục triển khai dịch vụ Ngân hàng thông minh tại Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Mường Chà(24/08/2023 6:32 CH)

Nâng cao chất lượng tổ chức bán trú cho học sinh tại các trường có học sinh nội trú, bán trú trên...(24/08/2023 12:49 SA)

Tổ đại biểu số 3 HĐND huyện tiếp xúc cử tri sau kỳ họp thứ Chín tại xã Mường Mươn(09/08/2023 9:22 CH)

Đẩy mạnh cải cách hành chính, phục vụ người dân, doanh nghiệp trên môi trường điện tử tại huyện...(08/08/2023 9:39 CH)

Phòng giao dịch NHCSXH huyện Mường Chà tiếp tục triển khai dịch vụ VBSP Smart Banking(21/07/2023 6:36 CH)

Mường Chà tổ chức tập huấn về chuyển đổi số cho các thành viên tổ giúp việc Ban chỉ đạo chuyển...(29/06/2023 9:50 CH)

Mường Chà thực hiện chuyển đổi số(26/05/2023 5:10 CH)

HĐND huyện giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật trong công tác quản lý và sử dụng...(19/05/2023 10:41 CH)

Giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật trong công tác quản lý và sử dụng đất đai giai...(18/05/2023 9:47 CH)

<< < 1 2 3 4 5  ... > >> 
Thứ 4 Ngày 19/2/2020, 10:13:24 PM

Chỉ đạo điều hành

Công khai gửi nhận văn bản

Tình hình giải quyết hồ sơ

°
829 người đang online